“Sinh có hạn tử bất kỳ” Người đã khuất đã khuất để lại nỗi đau và những việc còn đang dang dở. Có bạn nào hiểu được cảm giác của một người con đang ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới lại phải đi chạy vạy, chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho một đám tang đã được báo trước. Cuộc sống luôn là vậy, luôn có những điều ngoài sức tưởng tượng. Bài viết này với một chút kinh nghiệm ít ỏi, tôi xin chia sẻ với những ai chưa biết để có thể phần nào giúp đỡ các bạn lo cho công việc gia đình
Ướp xác là một hình thức đã có từ xa xưa được phát triển trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cho đến ngày nay ướp xác đã không còn là điều gì xa lạ đối với mỗi chúng ta.
Xác ướp ngày xưa các cụ ta dùng chè bồm kết hợp với hoa nhài chèn xung quang thi thể. Chè để thấm nước dịch của người đã mất chảy ra, hoa nhài tạo hương thơm cho không gian xung quanh. Tuy nhiên khi mà chè đã thấm đủ nước hoa đã đủ thơm thì tác dụng của chè không còn nữa, nước vẫn chảy người nhà nháo nhác, quan khách vội vã viếng rồi vội vã về. Cũng muốn ngồi lại chia buồn với gia chủ nhưng một phần vì lo cho công việc một phần vì ám ảnh của dòng nước kia.
Năm 1991 một sản phẩm thay thế được du nhập về Việt Nam qua hình thức quan tài kẽm.
Quan tài kẽm được dùng để vận chuyển thi hài của người đã khuất từ bên nước ngoài về với nơi họ sinh ra bằng đường hàng không. Ở những nơi phát triển người ta đã bỏ vào trong quan tài một loại đá giữ lạnh cho thi hài không bị phân hủy đó chính là Đá khô.
Về tới Việt Nam khi mở quan tài ra mọi người bắt đầu thắc mắc, tìm hiểu về sản phẩm này. Nó là gì và tại sao lại dùng để bảo quản mà lại không bị chảy nước? Vụ việc lắng xuống vì không có người bán hàng tại Việt Nam.
Đến những năm 2002-2003 Một nhà máy tại Việt Nam đã sản xuất ra đá khô bằng cách thu gom CO2 lỏng và nén chúng lại rồi chào bán ra thi trường. Sau bao nhiêu năm ngày nay đá khô đã và đang được sử dụng rộng rãi từ khắp các tỉnh thành trên cả nước trong ngành tang lễ.
Tại sao phải dùng đá khô ướp xác?
Người mất do nhiều nguyên nhân khác nhau người do tuổi cao sức yếu người do bệnh tật người do tai nạn.Khi cơ thể người đã mất không còn giữ được như ban đầu, bụng bắt đàu to ra các vết thương chảy nước chúng ta cần cho đá khô vào ngay. Đá khô sẽ làm đông đá các dòng nước, đông đá tại nơi mà đá tiếp xúc và dần lan tỏa sang các vị trí xung quanh.
Người thân đang ở nước ngoài chưa kịp về, người ta dùng đá khô để giữ cho thi hài không bị hỏng đợi người thân về đến lúc phát tang.
Mùa hè oi bức là thờ điểm là ảnh hưởng xấu đến thi hài. Đá khô sẽ làm giảm được ảnh hưởng của thời tiết đến thi hài.
Cách Sử Dụng
Số lượng đá với mỗi cơ thể người bình thường
Thời Gian | Số Lượng |
---|---|
Từ 10-15 tiếng | 15-20Kg/lần |
Từ 15-25 tiếng | 40-45Kg/lần |
Từ 25-40 tiếng | 60-65Kg |
Từ 52-55 tiếng | 85-90Kg/lần |
Từ 77-82 tiếng | 110-115Kg/lần |
Các bạn có thể tham khảo bảng giá đá khô tại đây
Lưu ý : Mỗi lần cho đã các bạn chỉ nên cho 15-20kg/lần khi đá hết các bạn tiếp tục cho thêm 15-20kg tiếp. Số lượng đá phụ thuộc vào thời gian các bạn cần bảo quản.
Cách Bảo Quản
– Trải một lớp vải tang mỏng phủ lên thi hài
– Xếp đá lần lượt từ cổ xếp xuống đến ngực rồi đến bụng. Ta xếp đá làm sao đển phủ tối đa bề mặt ngoài của cơ thể.
– Xếp đá chủ yếu ở phần nội tạng, phần chảy nước.
Sau khi xếp xong các bạn lấy vải mỏng phủ lên bên trên làm giảm độ bay hơi của đá.
– Tránh quạt thổi trực tiếp vào đá
Các bạn đeo găng tay trước khi dử dụng đá khô vì găng tay sẽ giúp bạn tránh bị bỏng lạnh do đá khô gây ra.
Tại Sao Không Dùng Lồng Chụp
Lồng chụp bản chất là một điều hòa không khí được gắn trên lồng kính. Nhiệt độ của lồng chụp thường chỉ đủ để làm mát chứ không làm đông đá lại được. Hơn nữa khi đã khâm niệm thi hài đã cho vào trong áo quan thì lồng chụp không sử dụng được nữa. Ở bì viết khác tôi sẽ phân tích rõ hơn về cấu tạo cũng như công dụng của lồng chụp.
Mỗi con người một số phận hãy cố gắng vượt qua nỗi đau và sống tiếp một cuộc đời tốt đẹp